Phòng chống rủi ro của tiệc cưới ngoài trời P2

5 years ago

b. Hư hỏng trang thiết bị: file nhạc bị hư, màn hình máy chiếu trục trặc, sân khấu bị sập, âm thanh, ánh sáng bị hỏng… Cần có một kỹ thuật viên về điện và ánh sáng, âm thanh để sửa chữa nhanh chóng những thiết bị hư hỏng ngay trong khi chương trình diễn ra. Liệt kê những tình huống và phương pháp giải quyết rõ ràng cho từng trường hợp hư hỏng riêng biệt như thay thế hoặc sửa chữa.  

c. Tình trạng cấp cứu khẩn cấp: Khi gặp sự cố về ăn uống, ví dụ như chẳng may có khách bị ngất xỉu hay bị ngộ độc thực phẩm thì cần có xe để đưa đi cấp cứu hoặc có nhân viên sơ cứu tại chỗ.  

d. Những tình huống ẩu đả: Những buổi tiệc cưới đông người tham dự và thuộc nhiều thành phần thường rất phức tạp, đặc biệt là có sử dụng đồ uống có cồn. Trong trường hợp này, phải cực kỳ lưu ý những vật dụng có thể dùng làm vũ khí khi có ẩu đả và dễ dẫn đến thương tích như chai thủy tinh (bia, rượu), chén, đĩa, nĩa, ống sắt, ghế nhựa, chất lỏng nguy hiểm…Ngoài ra cần có đội ngũ bảo vệ can thiệp kịp thời.  

e. MC không thể tới: Đây là trường hợp người quản trò đột nhiên hủy hợp đồng và không thể có mặt trong ngày hôn lễ, nhà hàng cần chuẩn bị người có thể thay thế kịp thời.  

f. Số lượng khách bất ngờ: Trường hợp này số khách đến đông hơn dự kiện, cần tổ chức thêm bàn và thức ăn để phòng.  

g. Yếu tố thời tiết: Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết từ trước ngày cưới để có những phương án kịp thời nếu có mưa ,gió lớn thì báo lại cho khách để họ lựa chọn trì hoãn hay tiếp tục. Đối với mưa thì nên đề phòng bằng ô dù cỡ lớn. Trên đây là một trong số các trường hợp thường xảy ra nhất khi tổ chức tiệc cưới. nhà hàng tùy từng trường hợp cụ thể mà có những biện pháp phòng tránh để giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra

admin