fbpx

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

bg

Những điều kiêng kỵ trong cưới hỏi của người Việt

Phong Tục Cưới > Cưới > Những điều kiêng kỵ trong cưới hỏi của người Việt -->

Những điều kiêng kỵ trong cưới hỏi của người Việt

5 years ago

Dựng vợ gả chồng được coi là chuyện trăm năm,hỷ sự của người dân Việt Nam. Vì thế, chuyện cưới hỏi được coi là chuyện trọng đại, ngày trọng đại của đời người. Cuộc sống gia đình có bền chặt hạnh phúc hay không là bởi ngày cưới, ngày trăm năm có suôn sẻ hay không. Hãy cùng xem lại những điều kiêng kỵ trong khi tổ chức tiệc cưới của người dân Việt từ cổ chí kim.
 
 

1.  Kiêng lấy người không hợp tuổi

Chịu một phần ảnh hưởng của văn hóa phong kiến trung hoa, người dân Việt Nam đặc biệt những người lớn tuổi luôn cho rằng mỗi người khi sinh ra đều có mệnh, hệ riêng biệt. Khi dựng vợ gả chồng, quan niệm hợp tuổi kỵ tuổi lại được đem ra tính toán vô cùng cẩn thẩn. Khi hai vợ chồng hợp tuổi, hợp mệnh thì cuộc sống gia đình viên mãn, con cái sinh ra khỏe mạnh thông minh, làm ăn phát đạt, thuận lợi. Ngược lại, nếu đã kỵ tuổi, kỵ mệnh mà vẫn lấy nhau thì cuộc sống vợ chồng gặp nhiều khó khăn, biến cố thậm chí chia ly.

Cho đến ngày nay, dù những quan niệm này đã trở nên cũ kỹ và mất dần tác dụng trong cách nghĩ của người Việt trẻ, nhưng nhìn chung đây vẫn là một trong những điều kiêng kỵ hàng đầu khi lựa chọn chồng, vợ của người Việt.

Những điều kiêng kỵ trong cưới hỏi người Việt

Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì những tuổi sau thuộc bộ tứ hành xung, không nên kết duyên vợ chồng

+ Dần, Thân, Tỵ, Hợi
+ Tý, Ngọ, Mão, Dậu
+ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi

Tuy nhiên, có trường hợp tuổi xung nhưng mệnh lại hợp. Vì vậy, khi tính tuổi hôn nhân, người ta không chỉ dựa vào tuổi mà còn xem xét nhiều yếu tố khác như ngày sinh tháng đẻ với lý luận tương sinh, tương khắc và tương hỗ trong thuyết âm dương ngũ hành.

2. Kiêng lấy vào năm kim lâu của người nữ

Bên cạnh việc xme xét tuổi hợp để lấy chồng, lấy vợ, khi hai bên gia đình đồng ý đi đến việc lựa chọn ngày tổ chức tiệc cưới cho con cháu còn chú ý đến tuổi kim lâu của cô dâu. Tuổi kim lâu là là cách tính của người Việt theo thuật phong thủy, đó là tuổi âm lịch có số đuôi là 1, 3, 6, 8. Dân gian thường tránh tổ chức cưới vào tuổi kim lâu của người nữ vì theo quan niệm, khi cưới vào năm kim lâu vợ chồng sẽ gặp khó khăn, quan hệ vợ chồng dễ bất hòa, lục đục, con cái sinh ra dễ bệnh tật…

Tuy vậy với quan niệm một năm âm lịch kết bắt đầu vào mùa xuân, kết thúc vào ngày đông chí, nên việc cưới vợ tránh tuổi kim lâu còn được thực hiện sớm bằng việc tính ngày cưới qua ngày đông chí.

Những điều kiêng kỵ trong cưới hỏi người Việt

3. Kiêng tổ chức cưới hỏi khi nhà đang có tang

Ngày cưới là chuyện đại hỷ của gia đình, tuy nhiên chuyện ma chay cũng là chuyện lớn. Nếu trong gia đình đôi bên cô dâu chú rể có người thân mất thì chuyện cưới hỏi của cô dâu chũ rể thường sẽ bị hoãn lại chờ cho đến khi hêt tang mới tổ chức.

Theo quan niệm, con cái phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu phải để tang ông bà 1 năm. Ngoài ra còn có thời hạn cụ thể dành cho các thành viên khác trong gia đình.

Tuy vậy, đôi khi cũng có những trường hợp đôi nam nữ đã định ngày cưới hỏi, xem được ngày lành tháng tốt. Khi đó nếu trong gia đình có chuyện buồn thì buộc phải áp dụng hình thức cưới chạy tang. Khi trong gia đình đang có người bị bệnh, sắp qua đời hoặc qua đời nhưng chưa phát tang thì nhà trai sẽ đem lễ vật sang nhà gái hỏi cưới để tránh lỡ năm tốt, ngày tốt. Đám cưới lúc này sẽ chỉ tổ chức nhỏ, nội bộ trong hai gia đình với những người thân thiết nhất.

4. Kiêng tổ chức cưới khi chưa làm lễ ăn hỏi

Với sức ảnh hưởng  của văn hóa Trung Quốc, phong tục cưới hỏi của người Việt xưa có đến 6 lễ chính: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghinh. Ngày nay, dù đã lược bỏ nhiều lễ nghi phức tạp, lễ cưới cũng vẫn phải có đầy đủ các lễ dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt, lễ nạp cheo. Vì thế, việc tổ chức lễ ăn hỏi là điều vẫn bắt buộc trong lễ cưới của người Việt. Nhiều vùng miền và gia đình đã lược giản lễ dạm ngõ và lễ nạp cheo thế nhưng vẫn không thể thiếu lễ ăn hỏi trước khi tổ chức lễ cưới. Lễ ăn hỏi được tổ chức thể hiện sự tôn trọng nhà gái, thông báo rộng rãi với bà con là cô gái đã được nhà trai hỏi cưới một cách đường hoàng, trang trọng.

Với điều kiện kinh tế và công việc theo cơ chế công nghiệp như ngày nay, nhiều lễ cưới sẽ kết hợp cùng lễ ăn hỏi. Tuy nhiên thủ tục là thứ tự vẫn được áp dụng đúng theo nghi thức cưới cổ xưa.

Những điều kiêng kỵ trong cưới hỏi người Việt

 

5. Trong ngày cưới kiêng làm vỡ, bể đồ đạc

Khi tổ chức tiệc cưới trong quan niệm của người dân Việt sẽ kiêng khong làm đổ vỡ đồ đạc, tránh cãi nhau…vì theo quan niệm người xưa, việc này là điềm không tốt cho đôi trẻ. Chính vì thế, tâm lý chung của các cô dâu chú rể ngày nay và gia đình là lựa chọn nhà hàng tiệc cưới chuyên nghiệp, có đội ngũ dịch vụ tốt tránh tối đa việc đổ vỡ trong ngày cưới.

Những điều kiêng kỵ trong cưới hỏi người Việt

 

7. Kiêng mẹ đưa con gái về nhà chồng

Thời phong kiến, với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, việc cưới hỏi thường là bắt ép, người mẹ thương con gái bị gả đi xa nên thường thấy cảnh hai mẹ con ôm nhau khóc. Quan niệm người xưa cho rằng nước mắt biệt ly trong ngày cưới mang đến điều không tốt nên thường không cho người mẹ đi theo tiễn con gái về nhà chồng. Các cô dâu khi ra khỏi nhà cũng không được khóc và ngoái nhìn lại. Ngày nay, dù việc cưới hỏi hoàn toàn trên phương diện tự nguyện, không còn cảnh mẹ con bịn rịn, khóc lóc nhưng nhiều gia đình vẫn giữ vững phong tục này cho ngày cưới được trọn vẹn.

Những điều kiêng kỵ trong cưới hỏi người Việt

8. Kiêng mẹ chồng chạm mặt con dâu khi rước dâu về nhà

Khi đoàn rước dâu về tới đầu ngõ, mẹ chồng sẽ cầm bình vôi lánh mặt đi chỗ khác để cô dâu bước vào nhà. Điều này ngụ ý rằng mẹ chồng vẫn nắm quyền hành trong nhà, không muốn con dâu thay thế. Theo quan niệm dân gian, bình vôi là biểu hiện của tài sản trong nhà, hình thức nắm giữ bình vôi chính là nắm giữ tài sản. Ngày nay, tục ăn trầu đã mai một, thay vì cầm bình vôi, người mẹ sẽ cầm chùm chìa khóa thay thế. Khi hai họ đã yên vị được một lúc thì mẹ chồng mới xuất hiện để đón con dâu và đi chào, cảm ơn hai họ.
 

Những điều kiêng kỵ trong cưới hỏi người Việt

 

 

Đối tượng thuê váy cưới đẹp

Đó là những đôi lứa yêu nhau đang lên kế hoạch chuẩn bị đám cưới cho mình.
Các thợ chụp hình freelancer cần tìm thuê áo cưới đẹp giá rẻ tại thành phố hồ chí minh
Đạo diễn truyền hình cần trang phục áo cưới váy cưới đẹp cho các bộ phim, các video clip, phóng sự hay quay MV ca nhạc đám cưới
Những bạn đang học về sân khấu điện ảnh, thời trang cần biễu diễn hoặc trang phục áo cưới đẹp để làm đề tài
Các bạn cần trang phục váy cưới đẹp giá rẻ để biểu diễn hay dự thi các thời trang áo cưới đẹp lộng lẫy
Các bạn đang học sân khấu điện ảnh cần đóng các vở diễn liên quan đám cưới
Hay đơn giản là bạn chỉ muốn chụp những bộ ảnh cho riêng mình

Mitawedding là nơi cho thuê váy cưới giá rẻ tphcm để những ai có  nhu cầu có thể đến đây thuê váy. 

Với những bộ váy cưới đẹp, cô dâu cũng có thể liên hệ với Mitawedding để thử trước ngày chụp ảnh cưới hoặc ngày lễ cưới được diễn ra. Thuê váy cưới chất lượng đảm bảo giá cả phải chăng, uy tín.

.

Món ăn tiệc cưới có hương vị đậm đà

Khi bạn đám cưới, về số lượng bàn đặt và số lượng bàn được bố trí như thế nào thì cần liên hệ với nhà hàng tiệc cưới như thế đó. Để nhà hàng cưới lên thuc don tiec cuoi cho phù hợp. Vì lí do nào đó, khách mời có thể đến không đủ hoặc vượt quá số bàn đặt chính thức. Để hỗ trợ quý khách trong vấn đề này nhà hàng chúng tôi có phân số lượng bàn tiệc thành 2 loại: Chính thức và dự bị. – Số bàn chính thức: Đây là số bàn mà nhà bếp sẽ chuẩn bị món ăn tiệc cưới hấp dẫn cho quý khách phải thanh toán đầy đủ số lượng bàn này cho dù trong bữa tiệc khách đến ít hơn số lượng bàn đã đặt.

Dụng cụ chế biến món ăn cho nhà bếp: Nhà hàng có đủ các đồ dùng phục vụ việc nấu nướng như bếp, chảo, nồi, lò nướng…Tùy theo các mon an ngay cuoi  được dọn ra trong buổi tiệc, bố phận bếp sẽ lên kế hoạch về dụng cụ cần thiết. Các vật dụng hỗ trợ, cần thiết khác Nhà hàng chúng tôi luôn bố trí chuẩn bị cho Quý khách tất cả những đồ dùng , vật dụng cung cấp cho các bạn một một tiệc đầy đủ, tron vẹn : – Bàn tiếp tân được nhà hàng trang trí giỏ hoa, thùng thư lì xì. – Thùng thư lì xì: Nhà hàng có nhiều kiểu dáng, kích thước thùng thư khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn. – Bảng tên cô dâu chú rể được đặt trước cổng nhà hàng.  

.

Tổ chức hội nghị khách hàng theo quý

Tất cả mọi người đã tập trung về địa điểm tổ chức hội nghị khách hàng để chuẩn bị cho một sự kiện hào hứng.

Bắt tay vào lắp ráp máy móc:
Chuẩn bị biển hiệu, trang trí sân khấu, sắp xếp từng chi tiết trong khán phòng:

Ban tổ chức phân công kiểm tra toàn bộ thiết bị và dụng cụ dùng cho buổi lễ như: bàn ghế, cốc, ly uống nước, hoa cài áo, tài liệu, quà tặng đã chuẩn bị đủ cho các đạ i biểu chưa.

Kiểm tra lần cuối đồng phục của lễ tân đón khách.
 
Kiểm tra bộ phận phục vụ tiệc (nếu khách dùng tiệc ngay tại khu vực làm lễ).

Kiểm tra hệ thống âm thanh, micro, nhạc chào.

Kiểm duyệt đầy dủ yếu tố nhân sự: Các nhân viên công ty s ẽ được phân nhịp vụ và điều phối công việc, chuận bị mọi thứ yếu nhân sự và thiết bị dụng cũ cẩn thận, mọi nhân viên trong tư thế sẵn sàng.

Phân công các nhân viên vào các vị trí công việc đã thống nhất theo kế hoạch từ trước.

Duyệt, khớp thử chương trình trước 1 lần (nếu chương trình có nhiều phần phức tạp và yêu cầu nhiều bộ phần phối kết hợp với nhau).

Kiểm tra lại danh sách nhân sự chính tham gia chương trình: MC, lễ tân, đoàn múa lân, ca sỹ, kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng, bắn pháo, danh sách khách VIP,….

Sắp xếp vị trí đặt quà, hoa cài áo đại biểu, nước uống, bằng khen tập hợp tại một khu vực để tránh thất lạc và giao cho một người quản lý.

Với sự chuyên nghiệp của Riverside Palace, chương trình tổ chức hội nghị khách hàng của quý công ty sẽ được diễn ra một cách thành công nhất. 

.

admin