Dự trù kinh phí cho một đám cưới theo truyền thống Việt Nam
4 years ago
Đám cưới là một sự kiện quan trọng của đời người. Một lễ cưới theo truyền thống của Việt Nam ngày nay có chi phí ít nhất là bao nhiêu. Đây là câu hỏi mà các cặp đôi uyên ương sẽ thắc mắc đầu tiên. Đặc biệt là đối với những cặp đôi trẻ đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh thì việc xem xét quyết định nên lựa chọn tổ chức tại nhà hàng tiệc cưới TPHCM hay tại nhà riêng là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra dự trù kinh phí cho một đám cưới để các bạn có thể tham khảo.
1. Chi phí lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ là buổi ra mắt, gặp gỡ của hai gia đình để bố mẹ hai bên trò chuyện và lên kế hoạch chuẩn bị làm đám cưới. Sau đây là các khoản bạn cần chuẩn bị:
1.1 Chi phí lễ dạm ngõ nhà trai
Đối với nhà trai, phần chuẩn bị lễ dạm ngõ cần chuẩn bị trầu cau, rượu, trà, bánh mứt và giỏ hoa tươi trước khi sang thăm nhà gái. Chi phí này tầm khoảng 2 triệu đồng trở lên, tùy thuộc vào điều kiện của gia đình. Hơn nữa, theo phong tục truyền thống, nhà trai còn cần phải chuẩn bị thêm tiền cheo tượng trưng, khoảng tầm 2 tới 5 triệu tiền mặt. Tuy nhiên, khoản tiền này ngày nay thường không bắt buộc, tùy thuộc vào tấm lòng của bên nhà trai.
1.2 Chi phí lễ dạm ngõ nhà gái
Đối với nhà gái, công việc cần làm đó là dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, cắm hoa, bày biện hoa quả và nấu thêm bữa cơm thân mật để tiếp đãi nhà trai. Chi phí này rơi vào khoảng 3 – 4 triệu đồng. Nếu số lượng người bên nhà trai sang nhà gái đông thì có thể tăng số lượng chuẩn bị bữa ăn lên.
Trong trường hợp nhà gái muốn đãi ở các nhà hàng sang trọng thì chi phí mỗi bàn tiệc rơi vào khoảng 1,5 đến 3 triệu đồng mỗi bàn (tùy thuộc vào thực đơn và đồ uống).
2. Chi phí lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi là lúc để phía bên nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Sự đồng thuận của bên phía nhà gái là câu trả lời chính thức cho việc đồng ý gả con gái cho nhà trai. Cũng từ ngày này, đôi trai gái có thể được xem là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ cần chờ đến ngày cưới chính thức để công bố với hai bên họ hàng.
Lễ hỏi cần chuẩn bị một số tráp (thông thường là số lẻ từ 5 tới 11) với lễ vật gồm có trầu, cau, mứt sen, bánh cốm, rượu chè, thuốc lá, bánh đậu xanh, bánh phu thê, lợn sữa quay, tiền dẫn cưới,…vv
2.1 Chi phí lễ ăn hỏi nhà trai
- Trang phục cho chú rể: 2 – 5 triệu đồng (may hoặc mua).
- Tráp ăn hỏi: 5 – 6,5 triệu đồng (5 tráp); 6,5 – 8 triệu đồng (7 tráp); 8 – 10 triệu đồng (9 tráp).
- Tiền lì xì để trong tráp: 500.000 – 900.000 đồng.
- Trang phục cho bố mẹ: 4 triệu đồng với giá mua, 600.000 đồng với giá thuê.
- Trang điểm cho mẹ: 300.000 – 500.000 đồng.
2.2 Chi phí lễ ăn hỏi nhà gái
- Trang phục cô dâu và đội bưng tráp: 3 – 4 triệu đồng.
- Tiền lì xì để trong tráp: 300.000 – 900.000 đồng.
- Tiền trang phục cho bố mẹ: 4 triệu đồng với giá mua, 600.000 đồng với giá thuê.
- Trang điểm cho mẹ, cô dâu: 2 triệu đồng
- Chi phí cho bữa cơm thân mật với nhà trai: 8 – 10 triệu đồng.
3. Chi phí lễ cưới
Lễ cưới là sự kiện để hai bạn công bố với toàn thể mọi người với họ hàng hai bên gia đình. Với mục đích thông báo trên quy mô lớn về sự đồng thuận của hai bên gia đình về cuộc hôn nhân của cặp đôi. Tại Việt Nam, lễ cưới sẽ kết hợp cùng với tiệc cưới để trở thành lễ thành hôn.
3.1 Chi phí in thiệp cưới
Giá dao động để in thiệp cưới tính cho khoảng 200 khách mời khoảng chừng 500.000 – 800.000 đồng. Nếu bạn chọn chất liệu tốt, muốn thiết kế riêng để gây ấn tượng thì chi phí này có thể tăng lên.
3.2 Chi phí chụp ảnh cưới
Tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn về chụp ảnh cưới theo kiểu chụp tại studio hay ngoại cảnh, phim trường sẽ quyết định mức giá. Tuy nhiên, chi phí này thông thường rơi vào khoảng 7 – 20 triệu đồng.
3.3 Chi phí trang điểm, quay phim, chụp hình
Vào ngày cưới, cô dâu, chú rể cần chuẩn bị váy cưới, áo dài, veston, trang điểm, hoa cưới cầm tay, chụp hình, quay phim,… Tổng chi phí cho hạng mục này khoảng 8 – 15 triệu đồng. Trong đó chụp hình có mức giá khoảng 2,5 – 8 triệu đồng; quay phim phóng sự có giá khoảng 4 – 6 triệu đồng.
3.4 Chi phí rạp cưới hoặc nhà hàng tiệc cưới TPHCM
Nếu bạn tổ chức tiệc cưới tại gia thì phải tính đến số tiền thuê bộ rạp cưới, bàn ghế là bao nhiêu. Trong khi đó, nếu bạn tổ chức ngoài trung tâm tiệc cưới thì sẽ mất thêm một khoản tiền chi cho việc thuê không gian tổ chức lễ cưới. Cụ thể:
- Bàn ghế Chiveria với nơ voan, cài hoa, khăn ren cho cô dâu chú rể: 400.000 đồng/ bộ.
- Bàn ghế Vip cho cha mẹ đôi bên: 250.000 đồng/ bộ
- Bàn ghế thông thường cho khách mời (có áo, nơ, khăn): 150.000 đồng/ bộ
- Bộ rạp cưới cao cấp (trần, thảm, pha lê thả, đèn chùm, pha lê chùm đài hoa, lụa voan): 150.000 – 200.000 đồng/ m2.
3.5 Chi phí trang trí tiệc cưới
Trang trí tiệc cưới không chỉ tốn kém mà còn mất khá nhiều thời gian. Do đó, để tiết kiệm thời gian và công sức, tránh mắc phải những lỗi không đáng có, giải pháp hữu hiệu quả nhất đó là chọn thuê Wedding Planner.
Wedding Planner là những người chuyên tổ chức đám cưới, gần giống như một người đạo diễn sắp xếp mọi công việc liên quan đến cưới hỏi cho cô dâu, chú rể. Tại Việt Nam, việc làm này chưa phổ biến bởi chi phí của nó khá cao, rơi vào khoảng 150 – 300 triệu đồng.
Nếu ngân sách có hạn, bạn có thể nhờ tới sự giúp đỡ của bạn bè, người thân để hỗ trợ trang trí không gian lễ cưới ngay tại nhà với số tiền cần bỏ ra ít hơn. Quan trọng nhất vẫn là không vượt quá khả năng chi tiêu của các bạn và tận hưởng được những giây phút thật hạnh phúc.
3.6 Chi phí đãi tiệc nhà hàng
Một tiệc cưới tại nhà hàng thông thường sẽ bao gồm 4 khoản phí chính bao gồm: chi phí cho thực đơn; chi phí cho nước uống; phí phục vụ và phí phát sinh cho các dịch vụ đi kèm.
Nếu lựa chọn nhà hàng tiệc cưới là nơi để tổ chức lễ thành hôn, bạn nên lựa chọn một thực đơn với nhiều món ăn ngon để gây ấn tượng với khách mời. Một mâm cỗ thông thường đặt tại nhà có thể dao động từ 2 – 3 triệu đồng. Tuy nhiên, với nhà hàng tiệc cưới TPHCM, con số này sẽ dao động từ 3 – 4 triệu đồng.
3.7 Chi phí quan trọng khác trong lễ thành hôn
Ngoài những chi phí kể trên, bạn còn cần thanh toán cho những khoản khác như: tiền nữ trang, nhẫn cưới cho cô dâu, tiền nộp tài, tiền xe hoa, trang trí xe hoa, mâm quả, trang điểm cho mẹ và người nhà, trang phục cho bố mẹ, sửa chữa phòng tân hôn, bánh kẹo ngọt cho đêm thanh niên,…
Tùy thuộc điều kiện kinh tế của từng gia đình mà các khoản này có thể ít hoặc nhiều. Những chi phí trên đây là mức chi phí cho những gia đình có kinh tế ở mức khá để bạn có thể tham khảo.
Trên đây là bảng dự trù ngân sách để tổ chức một hôn lễ theo truyền thống Việt Nam. Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã có một cái nhìn tổng quan để chuẩn bị cho đám cưới của mình. Với ngân sách có được, hy vọng bạn sẽ có quyết định lựa chọn tổ chức tại nhà riêng hoặc tại nhà hàng tiệc cưới TPHCM sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như thích hợp với truyền thống văn hóa.