Định ngày cưới và tục hồi môn theo phong tục truyền thống

2 years ago

Theo phong tục truyền thống của người Việt từ xa xưa thì định ngày cưới cho cặp đôi trẻ sẽ không do bên nhà gái quyết định và tục hồi môn cũng có nhiều điều cần lưu ý.

Trong đám cưới ngày nay thì nhiều người thường chọn nhà hàng tiệc cưới làm nơi tổ chức hôn lễ, nhưng với thời xa xưa thì lại khác. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Lý do nhà gái không được định ngày cưới?

Sự trường tồn lâu dài của quan niệm quỷ thần và tư tưởng mê tín của phong kiến đã ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực trong đời sống. Bởi vậy, đối với một hoạt động hoặc công việc nhất định đều tồn tại ít nhiều điều cấm kỵ. Trong phong tục truyền thống, có một điều cấm kỵ về hôn nhân là nhà gái không được đưa ra ngày cưới.

Vì sao nhà gái không thể định ngày cưới hỏi? Điều này có ảnh hưởng sâu xa trong quan niệm truyền thống. Người xưa thường có câu: “Cầm cố chớ hối thúc chuộc, con gái chớ giục cưới”. Nửa câu sau có thể giúp mọi người hiểu được suy nghĩ của người xưa đối với công việc hôn lễ. Việc hôn nhân đại sự là do bên nhà trai đưa ra ý kiến trước. Nếu nhà gái đưa ra trước coi là thất lễ. Đây chính là một điều cấm kỵ trong hôn nhân đại sự.

Căn cứ theo cuốn Phong tục truyền thống Trung Quốc, có ghi chép lại, người dân Nam Kinh thường tiến hành xem bát tự của đôi nam nữ. Lúc đó, nhà trai mới sẽ tiến hành chọn ngày cưới hỏi, xem hình khắc, xung phạm, thời gian nào đến nhà gái, nam nữ tắm rửa, lên kiệu hoa… Điều này chứng tỏ, vào thời cổ đại, nhà trai thường chủ động xem ngày tốt trước, chuẩn bị lễ sang thông báo. Nếu hai bên đều đồng ý mói có thể tiến hành hôn lễ.

Tiến hành hôn lễ nếu hai bên gia đình cùng đồng ý

Tiến hành hôn lễ nếu hai bên gia đình cùng đồng ý

Thế nào là tục hồi môn?

Sau khi hôn lễ được tổ chức, nhà gái sẽ tặng cho con gái của hồi môn để về nhà chồng. Trước đây, hồi môn là tập tục trong hôn nhân của người Mãn, đời Thanh (Trung Quốc) ở phưong Bắc gọi là “song hồi môn”; phương Nam gọi là “hội thân”, một số nơi ở vùng Hà Bắc gọi là “hoán cô gia” (gọi cô gia), Hàng Châu gọi là “hồi lang”. Thường chỉ sau hôn lễ 3, 6, 7, 9, 10 ngày hoặc 1 tháng, con rể mang lễ vật đưa vợ mình về thăm lại nhà vợ, bái kiến cha mẹ vợ và người thân. Phải thực hiện lễ đón tân nương và con rể cho đến lễ hồi môn, lúc này hôn lễ mới chính thức kết thúc. Tục này bắt nguồn từ thời cổ, ban đầu được gọi là “quy ninh”, ngụ ý cô gái trở về chúc sức khỏe cha mẹ.

Lại mặt là lần về nhà cha mẹ đẻ đầu tiên của tân nương sau ngày xuất giá. Lần này và những lần sau, ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, bởi lần này có tân lang đi cùng. Đời Tống gọi là “bái môn”, do “hồi môn” cả hai vợ chồng cùng về, nên còn gọi là “song hồi môn”, ngụ ý cát lành may mắn thành đôi thành cặp. Theo lệ cũ, khi hồi môn, tân nương đi trước; khi trở về, tân lang đi trước. Đây là lần trở về đầu tiên sau khi xuất giá, nên được gọi là “tẩu đầu thảng” (chuyến về đầu). Thời cận đại, hồi môn được định sau 3 ngày, còn gọi là “3 ngày lại mặt”. Đây là nghi thức cuối cùng trong hôn nhân, thể hiện người con gái không quên được công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Nhà gái mở tiệc chào đón, con rể cảm ơn cha mẹ vợ đã dưỡng dục vợ mình, đồng thời ngụ ý mong cuộc hôn nhân ân ái, mặn nồng. Đôi vợ chồng trẻ về trong ngày, hoặc lưu lại mấy ngày lúc này không dùng chung phòng. Tuy nhiên phần lớn về trong ngày, bỏi có phong tục trong tháng đầu tân hôn, không để phòng trống.

Dù xuất giá nhưng vẫn phải có của hồi môn, điều này cho thấy, chúng ta cũng phải trân trọng hôn nhân và chú ý đến hạnh phúc gia đình dù ở thời đại nào đi nữa.

>>> Tham khảo: Những món ăn ngon từ thịt bò cho thực đơn tiệc cưới đến từ Minacookie

>>> Tham khảo: Những món ăn ngon từ thịt gà cho thực đơn tiệc cưới đến từ Minacookie

>>> Tham khảo: Những món tráng miệng ngọt ngào cho thực đơn tiệc cưới đến từ Minacookie

admin