Và ngày rước cô dâu mời về nhà cũng được tổ chức sau hôm đó. Nhưng ngày này thì tổ chức tuỳ từng nơi, có nơi sau một ngày, sau hai ngày, thậm chí có những nơi sau một tháng. Đầu tiên, nhà trai cũng phải xem giờ nào đi đón cô dâu. Nhưng chuyện này, nhà trai phải xem trước mấy ngày. Giờ đi đón cô dâu cũng phải là giờ tốt lành.
Giờ lành đã đến, nhà trai bắt đầu lên đường đến nhà cô dâu. “Khi cổng nhà mở ra rồi, họ nhà trai bước vào cùng với tiếng pháo do họ nhà trai đốt, hoà lẫn cùng tiếng pháo của họ nhà gái đón mừng họ nhà trai”(4). Có tiếng pháo nổ ra là báo hiệu nhà trai đã đến cổng nhà gái rồi. Đến nơi, họ nhà gái mời nhà trai vào nhà.
Nhà trai cho đặt đồ lễ lên giường thờ (ngày xưa, người ta thường thờ cúng trên gường, không như ngày nay cúng trên bàn hay trên tủ). Sau khi đặt đồ lễ xuống, nhà gái kiểm tra lại đồ thách cưới. Đồ lễ đủ, nhà gái cho thắp hương để chú rể và cô dâu cúi gia tiên. Việc thắp hương trong ngày cưới, không phải ai cũng có thể thắp được. Nén hương là phải do bố, anh trai hay em trai của cô dâu thắp. Nhà trai lại phải tặng một món tiền, nếu người thắp hương là anh trai hoặc em trai của cô dâu. Món tiền đó người ta gọi là tiền thắp hương.
Tục lệ quả là phức tạp và đầy khó khăn đối với nhà trai. Nhưng qua những khó khăn này, chúng ta mới thấy được nhà trai không nề hà những khó khăn để đón cô dâu, và cũng chứng tỏ rằng sự thiết tha yêu thương vợ của chú rể.
“Lễ gia tiên xong, hai vợ chồng phải ra lễ mừng bố mẹ vợ. Hai vợ chồng mời lạy cha mẹ ngay liền trước bàn thờ gia tiên, thường thì được cha mẹ hỉ xả, nghĩa là cho miễ thủ tục này để tỏ lòng thương yêu, rộng lượng”(5).
(4)(5) Phạm Côn Sơn-Gia lễ xưa và nay- NXB Thanh Niên năm 1999. Trang 48 và trang 50
Để đáp lại tình cảm yêu thương của bố mẹ vợ, chàng rể cũng mừng bố mẹ vợ, cảm ơn bố mẹ đã nuôi dưỡng vợ mình. Còn cô dâu thì lễ mừng bố mẹ, cảm ơn bố mẹ đã tác thành lương duyên giai ngẫu cho mình. “ Lễ mừng cha mẹ vợ xong, chàng rể được một người trong họ nhà vợ dẫn đi lễ mấy nhà thờ chính của họ nhà vợ, mấy chàng phụ rể đi theo. Cũng có nơi, chàng rể phải đi lễ các nhà thờ trước rồi lúc trở về mới lễ mừng bố mẹ vợ”(6).
Sau khi chàng rể làm xong các nghi thức, nhà gái mời nhà trai uống nước ăn trầu. Và họ hàng chúc cho cô dâu chú rể những điều tốt lành nhất. Nhà trai đến rước dâu, nên nhà gái cũng chuẩn bị cỗ để mời nhà trai ăn. Bữa cỗ này là để làm quen giữa chàng rể mới với gia đình nhà cô dâu.
Nhà trai ngồi nhà cô dâu đợi lúc được giờ tốt, giờ hoàng đạo, “cụ già chủ hôn xin với nhà gái cho rước dâu”(7). Và cô dâu cũng chuẩn bị trang phục mà nhà trai đã đem đến từ mấy hôm trước.
Nhà trai có một số chàng trai chưa vợ đi theo làm phù rể, còn nhà gái cũng tuyển chọn những cô gái chưa chồng làm phù dâu. Chuyện này có ý nghĩa là “ giới thiệu” những trai gái với nhau.
Nhà trai rước cô dâu về nhà ! Thứ tự đám rước dâu là : Thường đi đầu luôn là một cụ gìa đạo mạo, có danh vọng, vợ chồng song toàn, đông con cháu có đủ nam nữ. Cụ mặc áo thụng xanh cầm nắm hương đốt cháy, trinh trọng đi trước, tiếp đến là các vị thân thích nhà trai và nhà gái. Tiếp đến là phù rể và chú rể, sau đó là cô dâu và phù dâu.
Về đến nhà trai, nhà trai sẽ đốt pháo đón mừng. Cô dâu cũng đến bàn thờ tổ tiên cúng vái gia tiên và bố mẹ chồng. Điều này thể hiện từ nay cô gái này chính thức bắt đầu là con dâu của gia đình này. Khi cô dâu sắp vào phòng cưới, người tốt vía đã được chọn trước sẽ bước vào trải chiếu ra gường để cô dâu là người đầu tiên là người ngồi lên đó.
Dịch vụ tổ chức hội nghị ngày nay đóng vai trò quan trọng trong việc…
Trong một bữa tiệc cưới, không chỉ món khai vị hay món chính mới đóng…
Tiệc cưới là một dịp vô cùng là trọng đại của các cặp đôi đánh…
Khi lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới, bạn sẽ thấy mức giá thực…
Giá thực đơn tiệc nhà hàng là yếu tố quyết định hàng đầu khi lên…
Khi bạn và người bạn đời của mình quyết định kết hôn, tổ chức một…