Trong đời sống thường ngày, chúng ta hay nhắc đến hai chữ “phong tục” để lý giải những vấn đề ta phải làm mà không cần biết tại sao vì mọi người đều làm như vậy. Vậy “phong tục” là gì? “Phong” có nghĩa là “gió”, “tục” là “thói quen chung”. Vậy “phong tục” là thói quen lan rộng.
Trong từ điển Hán Việt của Nguyễn Văn Khôn, ông định nghĩa “phong tục” là “thói quen chung của số đông người từ lâu đời đúc thành khuôn khổ nhất định”. Qua định nghĩa trên ta thấy, phong tục tức là những điều mà mọi người vẫn theo từ trước tới nay và đã trở nên thói quen trong xã hội.
Nhìn chung, các thói quen và tục lệ không phải lúc nào cũng luôn luôn là hay là tốt. Có thói quen ở thời đại này là hay nhưng sang thời đại sau đã không còn ý nghĩa nữa. Vì vậy phong tục luôn luôn thay đổi theo thời gian dưới sự tác động của đời sống bản thân con người trong xã hội.
Nghe qua như có sự mâu thuẫn khi nói tới đời sống bản thân qua phong tục. Thật ra, mặc dầu là thói tục chung, nhưng phong tục vẫn chịu sự ảnh hưởng bởi những sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của con người. Với thời gian và sự phát triển xã hội, phong tục tập quán đã được sàng lọc rất nhiều, những tập tục lạc hậu mê tín dần dần bị đào thải, những cái tốt đẹp trong truyền thống được bảo tồn và ngày càng phát huy để phù hợp với nhận thức và sự phát triển của nhân loại. Điển hình là việc tiến hành nghi thức trong lễ cưới của ta ngày xưa và ngày nay. Chỉ xét về mặt kinh tế ta đã thấy sự khác biệt giữa nền kinh tế nông nghiệp lúa nước với nền kinh tế đang trên đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa như hiện nay. Cuộc sống trong thời đại công nghiệp hoá khiến con người không còn thời gian chạy theo nhưng phong tục quá rườm rà và lạc hậu.
Hiện nay, với nhịp sống đô thị ồn ào náo nhiệt, có mấy ai biết được hết những phong tục của địa phương mình chứ đừng nói đến những phong tục chung của cả nước. Giả sử như việc cưới xin, ai ai cũng cho đó là việc hệ trọng của cả đời người nhưng không hẳn ai ai cũng biết nó xuất phát từ đâu và mục đích của việc tổ chức lễ cưới nhằm vào điều gì?
Hôn lễ của nước ta trước đây theo nghi thức của Trung Hoa nhưng có sự thay đổi đôi chút. Theo sử sách thì những nghi lễ này do Nhân Diên, thái thú quận Cửu Chân truyền sang Việt Nam đầu tiên. Khi trình bày về hôn lễ, ông Thân Trọng Huề có viết: “Đã lập hôn thì không lễ không thành hôn”. Lễ ở đây chính là lễ do thái thú Nhân Diên truyền sang buổi ban đầu gồm sáu lễ, được mệnh danh là “Chu Công lục lễ”
Dịch vụ tổ chức hội nghị ngày nay đóng vai trò quan trọng trong việc…
Trong một bữa tiệc cưới, không chỉ món khai vị hay món chính mới đóng…
Tiệc cưới là một dịp vô cùng là trọng đại của các cặp đôi đánh…
Khi lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới, bạn sẽ thấy mức giá thực…
Giá thực đơn tiệc nhà hàng là yếu tố quyết định hàng đầu khi lên…
Khi bạn và người bạn đời của mình quyết định kết hôn, tổ chức một…