Dâu rể làm lễ gia tiên
Khi cô dâu chú rể bước vào nhà,việc đầu tiên là phải lễ trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng,lạy bàn thờ làm lễ gia tiên trước sự chứng kiến của hai họ.Việc làm lễ trước bàn thờ gia tiên là để cô dâu chú rể trình diện với tổ tiên,và là dịp tổ tiên nhận mặt chàng rể hoặc cô dâu.Sau đó lạy ba mẹ chồng.
Lễ tế Tơ hồng
Người ta cho rằng,vợ chồng cưới được nhau là có ông Nguyệt Lão định trước,cho nên phải tạ ơn ông ấy và cầu ông phù hộ được sống với nhau trọn đời.Vì thế,sau khi đón dâu về,gia đình chú rể bày hương án ra sân,bày lễ gồm xôi,gà,trầu,rượu làm lễ tế Tơ hồng.Chủ hôn vào lễ trước rồi hai vợ chồng vào lễ sau. Ý nghĩa của lễ này là ca tụng công đức ông Tơ bà Nguyệt xe mối duyên lành cho đôi trẻ và mong ông bà phù hộ cho cô dâu chú rể ăn ở với nhau trọn tình nghĩa đến đầu bạc răng long,sinh được con đàn cháu đống.
Lễ hợp cẩn
Sau khi làm lễ tế Tơ hồng xong,cô dâu chú rể vào phòng tân hôn thì mẹ chồng, hoặc một bà cao tuổi khác, sẽ trải đôi chiếu lên giường ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận cho đôi vợ chồng trẻ. Sau đó là lễ hợp cẩn: cô dâu chú rể uống chung một chén rượu nhỏ,tất cả những phong tục đó nhằm mong mỏi có nàng dâu hiếu thảo,sớm có con,vợ chồng hòa thuận. Trong lễ cưới cả nhà trai và nhà gái đều làm cỗ mời bà con họ hàng,ăn mừng cho đôi trẻ.
Lễ lại mặt
Sáng hôm sau ngày cưới hoặc có khi sau hai ngày,đôi vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên.Nếu nhà nghèo thì chỉ cần ba lá trầu,ba quả cau,một nậm rượu.Nhà giàu thì có thêm mứt sen,bánh kẹo,lợn quay…Lễ này gọi là lễ lại mặt. Lễ lại mặt xưa là để cô dâu tỏ chữ hiếu với cha mẹ, mặt khác, còn có ý nghĩa cô ấy, chị ấy đã làm toại nguyện chàng trai.
Lễ nộp cheo
Là một nghi lễ phụ trong đám cưới, nhưng nhất thiết phải có. Không có bữa khao này thì đôi vợ chồng mới không được coi là thành viên của làng xóm.Tiền cheo là khoản tiền mà nhà trai phải nộp cho làng xã bên nhà gái.Nếu cô dâu chú rể là người cùng làng thì tiền cheo sẽ giảm bớt.Cheo ở đây là số tiền nhỏ góp cho làng để làm việc công ích như:sửa sang đình làng,xây giếng làng,chùa cổng,làm đường…Khi nộp cheo cho làng tức là cô dâu chú rể đã được làng công nhận,có kèm theo giấy điểm chỉ.
Đây là một thủ tục nằm ngoài hôn thú nhưng không thể không có, vì vậy ca dao cổ có câu: "Có cưới mà chẳng có cheo Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh". Đó là tục lệ cưới xin cổ xưa của người Việt.
Dịch vụ tổ chức hội nghị ngày nay đóng vai trò quan trọng trong việc…
Trong một bữa tiệc cưới, không chỉ món khai vị hay món chính mới đóng…
Tiệc cưới là một dịp vô cùng là trọng đại của các cặp đôi đánh…
Khi lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới, bạn sẽ thấy mức giá thực…
Giá thực đơn tiệc nhà hàng là yếu tố quyết định hàng đầu khi lên…
Khi bạn và người bạn đời của mình quyết định kết hôn, tổ chức một…