Đám cưới truyền thống Việt Nam có gì đặc biệt?

Tiệc cưới là một trong những nét đẹp truyền thông của người Việt Nam, đến nay những nét đẹp ấy không mai một đi mà còn được lưu giữ, đôi khi tô điểm thêm những nét hiện đại nhưng vẫn không làm mất nét truyền thống được. Cùng xem qua những nét trong đám cưới truyền thống xưa có gì đặc biệt so với tiệc cưới hiện đại diễn ra tại nhà hàng tiệc cưới TPHCM nhé.

1. Nhiều tiệc trước đám cưới

Theo đúng trình tự đó là xem mắt, đám nối, vạm hỏi và đám cưới. Vì ngày xưa, ông bà ta chủ yếu lấy nhau nhờ mai mối nên cần có lễ xem mắt, lễ này là dịp để 2 bên trai gái gặp nhau, tìm hiểu. Sau thời gian tìm hiểu, nhà trai sẽ cho người qua nhà gái hỏi ý nhà gái xem ý nhà gái như thế nào, có tiếp tục tiến tới hôn nhân hay không.

Nếu bên nhà gái đồng ý, ngày vạm hỏi sẽ được diễn ra, đây được xem giống như lễ đính hôn theo phương Tây, tại lễ này, nhà trai có thể tặng vàng cho cô dâu để nhận nàng làm dâu và lên tiếng về ngày cưới. Ngày nay, người ta thường lược bớt một số đám như đám nối hoặc cả đám hỏi để tập trung làm đám cưới.

2. Thời gian tổ chức tiệc cưới

Vì văn hóa lúa nước nên người dân Việt Nam cũng canh mùa vụ mà làm đám cưới, thường đám cưới sẽ diễn ra từ khoảng thu đông, từ khoảng tháng 8 đến tháng 12 âm lịch. Ngày nay, tuy tiệc cưới diễn ra quanh năm nhưng nếu để ý kĩ thì vào độ thu đông, tiệc cưới cũng sẽ nhiều hơn bình thường.

3. Màu đỏ truyền thống

Màu đỏ không chỉ là màu truyền thống của Việt Nam mà còn là màu truyền thống của các nước châu Á. Người ta tin rằng sắc màu này sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc và sung túc vì thế thường được sử dụng trong hỷ sự.

Các bạn có thể tìm thấy được những bức ảnh cưới xưa với cô dâu mặc áo dài đỏ, mấn đỏ phía sau là dàn rể phụ bưng những mâm quả phủ khăn điều. Ngày nay, các nhà hàng tiệc cưới TPHCM vẫn chuộng màu đỏ trong trang trí tiệc cưới để tạo không khí ấm áp và nổi bật cho hôn lễ.

4. Đãi tiệc cưới

Theo quan niệm của người Việt, đãi ăn (kế hoạch đặt tiệc cưới cho cô dâu chú rể) không chỉ là việc mời khách dùng cơm, mà còn còn thể hiện được sự cảm ơn của 2 bên gia đình đối với khách mời vì đã đến chung vui với gia đình.

Bà con lối xóm của gia đình sẽ đến phụ việc nấu nướng, trang trí và đãi tiệc, đây là một nét văn hóa rất đặc biệt của người Việt Nam Nhiều tiệc cưới linh đình diễn ra suốt 3, 4 ngày, mời hơn 1000 khách là điều bình thường trong tiệc cưới xưa.

5. Lễ vật đính ước hôn nhân

Lễ vật quan trọng không thể thiếu trong bất kì tiệc cưới nào của người Việt Nam đó chính là trầu cau, 2 lễ vật này thể hiện sự gắn kết chung thủy của cặp uyên ương. Ngoài trầu cau, những lễ vật như trà rượu, bánh mứt, trái cây, heo quay… sẽ được nhà trai mang đến tặng nhà gái.

Sau khi nhận lễ vật từ nhà trai, nhà gái sẽ để lại mỗi thứ một ít vào mâm quả của nhà trai để thể hiện sự chia sẻ được gọi là “lại quả” hay “vằn mâm”. Phần còn lại của lễ vật sẽ được nhà gái đãi cho quan khách cùng chung vui với gia đình.

6. Đại diện gia đình

2 bên gia đình sẽ để người đàn ông lớn tuổi nhất của dòng họ ngồi đầu và đứng ra nói chuyện cưới xin cùng cha mẹ hai bên. Ngoài ra, ở một số nơi còn có người đàn ông lớn tuổi và ăn nói khéo léo để đứng ra coi như làm mai và chúc phúc cho đôi uyên ương. Ngoài những người lớn, 2 bên thông gia còn sẽ chọn đội bưng tráp là những cô gái chàng trai trẻ để làm đại diện trao nhận lễ vật.

7. Trang phục cưới truyền thống

Khỏi phải suy nghĩ nhiều vì tà áo dài truyền thống vẫn luôn là thứ không thể thiếu trong bất kì tiệc cưới của người Việt Nam. Cô dâu chú rể sẽ khoác lên mình chiếc áo dài cưới và đội mấn. 2 màu sắc thường được các cặp uyên ương lựa chọn đó là sắc đỏ hoặc hồng cho cô dâu và sắc xanh dương cho chú rể.

Không chỉ cô dâu chú rể mặc áo dài, cả bà con dòng họ 2 bên và khách mời đến dự tiệc cưới truyền thống đều chủ yếu mặc áo dài, những tà áo dài thước tha đầy sắc màu là điểm nhấn đặc biệt cho tiệc cưới ở Việt Nam.

8. Quà hồi môn

Trong đám cưới, gia đình 2 nhà sẽ tặng quà cho cô dâu mới,quà tặng sẽ là vàng, trang sức bao gồm nhẫn, dây chuyền, hoa tai, vòng tay,…sẽ được mẹ chồng mang cho cô dâu. Riêng bên nhà cô dâu cũng sẽ dể dành một phần vàng riêng làm của hồi môn tặng cho cô dâu.

9. Quà dự tiệc của khách mời

Khách mời đến tham dự tiệc cưới sẽ mang đến một phần quà cho cô dâu chú rể, đôi khi là đồng hồ treo tường, cặp gối uyên ương, chiếc giường cưới,…nhưng nhiều nhất và tiện nhất là tiền cưới. Tiền mừng này được coi như góp vốn cho đôi vợ chồng trẻ làm ăn và mang lại nhiều may mắn.

Ngày nay, tuy nhiều gia đình lựa chọn đãi tiệc tại các nhà hàng tiệc cưới TPHCM nhưng hôn lễ vẫn giữ được nét truyền thống hoặc thay đổi đôi chút cho phù hợp với thời hiện đại. Còn bạn, bạn có thấy đám cưới truyền thống của người Việt Nam đẹp chứ?

admin

Recent Posts

Dịch vụ tổ chức hội nghị và các xu hướng thiết kế sự kiện

Dịch vụ tổ chức hội nghị ngày nay đóng vai trò quan trọng trong việc…

3 days ago

Làm mới thực đơn tiệc cưới nhà hàng với các món tráng miệng sáng tạo

Trong một bữa tiệc cưới, không chỉ món khai vị hay món chính mới đóng…

3 days ago

Mâm cỗ cưới sang trọng với thực đơn đâm đà hương vị

Tiệc cưới là một dịp vô cùng là trọng đại của các cặp đôi đánh…

2 weeks ago

Thực đơn tiệc cưới: Chi phí và mẹo thông minh dành cho bạn

Khi lựa chọn nhà hàng tổ chức tiệc cưới, bạn sẽ thấy mức giá thực…

4 weeks ago

Làm sao để chọn giá thực đơn tiệc cưới nhà hàng vừa ngon vừa tiết kiệm?

Giá thực đơn tiệc nhà hàng là yếu tố quyết định hàng đầu khi lên…

4 weeks ago

Tận hưởng ngày cưới hoàn hảo với dịch vụ đám cưới chuyên nghiệp

Khi bạn và người bạn đời của mình quyết định kết hôn, tổ chức một…

2 months ago