6 bí quyết hữu ích dành cho việc lên kế hoạch tổ chức tiệc cưới

5 years ago

Lên kế hoạch tổ chức tiệc cưới luôn khiến cho các đôi uyên ương sắp cưới phải bận lòng lo nghĩ, chưa kể đến những tiệc cưới ngoài trời cần phải chú ý nhiều thứ. Nhưng nếu biết cách sắp xếp hiệu quả những việc cần làm thì không cần phải quá lo lắng nữa.

Để quản lý được hết tất cả các khâu trong đám cưới một cách thật chu đáo không hề dễ dàng. Vì vậy, danh sách liệt kê những việc cần làm dưới đây sẽ hữu ích cho những cặp đôi đang bận rộn đối mặt với kế hoạch tổ chức tiệc cưới.

Những lưu ý khi lên kế hoạch tổ chức tiệc cưới

1. Quyết định danh sách khách mời

khach moi to chuc tiec cuoi

Hãy bắt đầu xem xét bằng cách hỏi rằng: năm ngoái mình có nói chuyện với người này không? Nếu như đó không phải là người trong gia đình hay bạn bè thân thiết thì bạn nên xem xét kỹ lưỡng, nếu đó là người mà bố mẹ rất muốn họ đến dự thì bạn có thể duyệt họ vào danh sách khách mời, còn không thì nên dành cho người thực sự quan trọng đối với cuộc sống của bạn. Bên cạnh đó, một người bạn thơ ấu không còn nhiều liên lạc nhưng sẽ khiến đám cưới vui hơn thì cũng cần cân nhắc.

2. Lịch trình mời dự tiệc

Việc quyết định ngày cưới để thông báo cho người thân và bạn bè phải được thực hiện trước đó từ 8-9 tháng. Không chỉ thông báo bằng miệng với những người bạn thường xuyên gặp, mà còn có thể gửi mail hay tin nhắn trên mạng xã hội cho những người thân phương xa không có thời gian gặp mặt. Thiệp mời nên gửi đi vào khoảng 2-3 tháng đối với người sống ở cùng nơi với bạn và 5 tháng đối với những người ở nơi xa để họ tiện sắp xếp công việc của mình. Sau tiệc cưới từ 1 tuần đến 1 tháng, cần lịch sự gửi thư cảm ơn đến những người dự tiệc vì đã dành thời gian quý báu của mình cho gia đình.

3. Phát biểu đám cưới

phat bieu to chuc tiec cuoi

Ở Việt Nam, thông thường bố mẹ hai bên gia đình sẽ lên nói lời chúc phúc đến cặp uyên ương và lời cảm ơn chân thành đến toàn thể khách mời. Tuy nhiên, ở các đám cưới phương Tây, người phát biểu đám cưới có thể là một người bạn rất thân của cô dâu hay chủ rể, họ sẽ kể về việc mình đã gặp cô dâu chú rể như thế nào, một khoảnh khắc đáng nhớ nào đó giữa họ và cuối cùng là chúc phúc cô dâu chú rể luôn hạnh phúc bên nhau.

4. Những vật dụng cho lúc nguy cấp

Vì quá bận rộn chuẩn bị cho tiệc cưới nên đôi khi cô dâu chú rể không thể nào phòng hờ trước những trường hợp nguy cấp không mong muốn mà không thể giải quyết được. Vậy nên, cần chuẩn bị một hộp nhỏ đựng những món như bánh quy để phòng khi quá đói bụng mà không có thời gian ăn, khăn giấy, bông ráy tai hay dụng cụ vệ sinh cũng sẽ hữu ích lúc cần đến.

5. Cách dự trù thức uống 

thuc uong to chuc tiec cuoi

Có thể chia các món thức uống ra thành: đồ uống có cồn và đồ uống ngọt. Với tuần tự mức độ tiêu thụ từ cao đến thấp là bia, rượu, đá, nước ngọt và nước suối. Các cặp đôi có thể tính toán dự trù theo gợi ý của nơi tổ chức tiệc cưới, thông thường tiệc 100 người với bia thì sẽ là 200 chai/ giờ  và nước ngọt thì khoảng 150 chai/ giờ. Đối với tiệc cưới ngoài trời thì bạn có thể dự trù nhiều nước hơn vì không gian và thời tiết có thể khiến quan khách khát nước nhiều hơn.

6. Quản lý hình chụp đám cưới

Thật tiếc nuối nếu như khoảnh khắc đám cưới tươi đẹp mà lại thiếu đi hình chụp của một thành viên nào đó chỉ vì sai sót. Thế nên, luôn nhớ làm một danh sách hình chụp đầy đủ các thành viên từ hai phía gia đình và bạn bè để đảm bảo không một ai bị bỏ quên nhé.

Tạm kết

Những bí quyết kể trên cũng phần nào làm giảm đi lo lắng của các cặp đôi vào ngày vui trọng đại. Việc lên kế hoạch và giữ mọi việc đi đúng hướng tuy là không hề dễ dàng nhưng lại thực sự mang lại hiệu quả tạo nên một đám cưới trọn vẹn như ước ao. Với kinh nghiệm trên đây các bạn có thể yên tâm khi lên kế hoạch tổ chức tiệc cưới ngoài trời hoặc trong nhà hàng tiệc cưới.

admin